Mẫu đơn Cầu Nguyện Bình An

Mẫu đơn thờ linh cốt

Công Đức Dựng Tôn Tương QÂ

Phát tâm cúng dường đèn công viên TV Kim Sơn







 

Các pháp thoại của Sư Ông trên kênh youtube

Các video pháp thoại hang tuan của Sư Ông

Trang Nhà > Tu Học > Kinh Văn

Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Kinh được đức Phật nói tại tu viện Cấp Cô Độc, Xá Vệ (Sàvatthi). Kinh thuộc loại vô vấn tự thuyết.

Kinh có thể được chia thành hai phần. Phần đầu nói về Tứ Quả Sa Môn mà chỉ trong giáo pháp của Phật mới có; các học phái, giáo phái khác không thể nào có được. Chính sự tuyên bố khẳn khái này mà kinh có tên là Sư Tử Hống (Tiếng Gầm của Sư Tử).

Tứ Quả Sa Môn đó là :
1- Đệ nhất Sa Môn hay những vị đã chứng quả Tu Đà Hoàn (Tu Đà Hoàn còn có các tên khác là Dự Lưu, Nhập Lưu, Nghịch Lưu, Thất Lai. Các nhà chú giải nói rằng quả vị này là đã đoạn trừ hết Kiến hoặc trong tam giới).
2- Đệ nhị Sa Môn hay những vị đã chứng quả Tư Đà Hàm (Tư Đà Hàm còn có tên là Nhất Lai. Các nhà chú giải nói rằng quả vị này là đã đoạn trừ được phần Tư hoặc thô của dục giới, còn lại phần vi tế, do vậy còn phải sanh lại dục giới một lần nữa - Nhất Lai)
3- Đệ tam Sa Môn hay những vị đã chứng quả A Na Hàm (A Na Hàm còn có tên là Bất Lai, Bất Hoàn. Các nhà chú giải nói rằng quả vị này là đã đoạn trừ hết phần Tư hoặc vi tế của dục giới, nên không còn sanh lại trong dục giới nữa - Bất Lai hay Bất Hoàn)
4- Đệ tứ Sa Môn hay những vị đã chứng quả A La Hán (A La Hán còn có tên Vô Sanh, Sát Tặc, Ưùng Cúng. Các nhà chú giải nói rằng quả vị này là đã đoạn trừ tất cả Kiến, Tư hoặc trong tam giới; do vậy không còn sanh tử trong tam giới, nên gọi là Vô Sanh; Sát Tặc là đã giết hết giặc phiền não : Tham, Sân, Si; Ưùng Cúng là xứng đáng nhận lảnh sự cúng dường của Nhân và Thiên).

Vì sao chỉ trong giáo pháp của Phật mới có 4 quả Thánh này mà các học phái, giáo phái khác không có ?  Vì :

1- Có một bậc đạo sư đã trải qua và thật sự thành tựu 4 quả Thánh trên.
2- Bậc đạo sư đã truyền dạy những giáo pháp chân chánh để thành tựu Thánh quả.
3- Để giúp thành tựu Thánh quả, bậc đạo sư đã chế những giới luật nghiêm minh mang tính hướng thiện và hướng thượng.
4- Bên cạnh đạo sư có một giáo đoàn gồm cả Tu Sĩ lẫn Cư Sĩ được nhiều người thương mến

Căn cứ vào đâu để khẳn định như vậy ?
Vì tất cả các học phái, giáo phái đương thời đều rơi vào một trong hai loại kiến chấp : 1- thường kiến, tức cho mọi vật đều thường hằng bất biến; 2- đoạn kiến, tức cho mọi vật sau khi tan hoại là mất hẳn. Đức Phật kết luận : nếu ai còn rơi vào hoặc một hoặc hai trong các loại kiến chấp đó thì chưa thật sự biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt của chúng. Không biết được sự tập khởi, sự đoạn diệt của chúng như thế nào, tức không thể nào xuất ly khỏi sự chi phối của chúng. Nói cách khác là còn có đầy đủ tham, sân, si, ái dục, chấp thủ, vô trí, bị áp lực. chịu chi phối,...thì không thể nào thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết tức chưa giải thoát.

Phần hai của kinh, đức Phật nói về những móc nối của tám loại tương quan tương duyên với nhau để dẫn đến chấp thủ, khổ đau, sanh tử, luân hồi mà chính Ngài đã minh thị, đã liễu tri ngọn nguồn gốc rễ của chúng. Đức Phật nêu ra ít nhất là 4 loại chấp thủ của các học phái, giáo phái đương thời :
1- Dục thủ, tức những cố chấp phát xuất từ ái dục;
2- Kiến thủ, tức những cố chấp có gốc rễ từ Kiến, Tư hoặc;
3- Giới cấm thủ, tức những cố chấp về giới luật không đặt nền tảng trên sự hướng thượng giải thoát nội tâm;
4- Ngã luận thủ, tức những cố chấp về lý luận dựa trên bản ngã;
Với tất cả các loại chấp thủ trên, đức Phật đã thật sự tận tri ngọn nguồn; tức đã biết đâu là sự tập khởi, đâu là sự đoạn diệt, kết quả của sự đoạn diệt ra sao và, làm thế nào để đoạn diệt toàn diện.

Ngọn nguồn gốc rễ của 4 loại chấp thủ ấy là :
1- Chấp thủ lấy Aùi làm nhân, làm duyên để tập khởi;
2- Aùi lấy Thọ làm nhân, làm duyên để tập khởi;
3- Thọ lấy Xúc làm nhân, làm duyên để tập khởi;
4- Xúc lấy Lục Nhập làm nhân, làm duyên để tập khởi;
5- Lục Nhập lấy Danh Sắc làm nhân, làm duyên để tập khởi;
6- Danh Sắc lấy Thức làm nhân, làm duyên để tập khởi;
7- Thức lấy Hành làm nhân, làm duyên để tập khởi;
8- Hành lấy Vô Minh làm nhân, làm duyên để tập khởi;
Vô minh là điểm cuối, là chỗ nguyên ủy sanh khởi mọi thứ chấp thủ, khổ đau, sanh tử, luân hồi...Do vậy, nếu ai đã đoạn trừ được Vô Minh và MINH sanh khởi thì tất cả mọi chấp thủ, khổ đau...đều đoạn trừ. Nhờ không  còn chấp thủ nên không có sự hốt hoảng, sự tháo động. Do không hốt hoảng, không tháo động nên thân chứng An Lạc Niết Bàn.

Xin tham khảo :
Việt tạng : Trung bộ kinh I, Tiểu kinh sư tử hống, tr. 151
Hán tạng : CĐ I, Trung A Hàm, Sư tử hống kinh, tr. 590/giữa
Anh tạng : Middle length sayings I, Lesser discourse on the Lion's Roar,
tr. 85.
Pàli tạng : Majjhima Nikàya, Cùlasìhanàda Sutta, kinh 11

Ghi chú : Tam giới hay ba cõi :
* Dục giới (cõi dục) : Chúng sanh trong cõi này nặng về sắc dục (nam, nữ) và thực dục (ăn uống). Dục giới gồm từ Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh, A tu la, Bốn châu loài người (Đông thắng thân châu, Tây ngưu hóa châu, Nam thiện bộ châu, Bắc câu lô châu) và 6 cõi trời (Tứ thiên vương, Đao lợi thiên, Dạ ma thiên, Đâu xuất thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa tự tại thiên)
* Sắc giới (cõi sắc) : Sự vật và vật chất nơi cõi này rất thù thắng nên gọi la sắc giới. Sắc giới gồm 4 cõi thiền : Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền.
@ Sơ thiền có hai cõi trời : Phạm chúng thiên, Phạm phụ thiên.
@ Nhị thiền có 3 cõi trời :Thiếu quang thiên, Vô lượng quang thiên, Quang Aâm thiên
@ Tam thiền có 3 cõi trời : Thiểu tịnh thiên, Vô lượng tịnh thiên, Biến tịnh thiên.
@ Tứ thiền có 8 cõi trời : Vô vân thiên, Phúc sanh thiên, Quảng quả thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện kiến thiên, Thiện hiện thiên, Sắc cứu cánh thiên.
* Vô sắc giới (cõi vô sắc) : Không có sắc pháp, thân tướng vi tế, tâm trụ thiền định nên gọi vô sắc. Vô sắc giới có 4 cõi thiên : Thức vô biên xứ thiên, Không vô biên xứ thiên, Vô sở hữu xứ thiên, Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên.