Mẫu đơn thờ linh cốt

Công Đức Dựng Tôn Tương QÂ







 

Các pháp thoại của Sư Ông trên kênh youtube

Các video pháp thoại hang tuan của Sư Ông

Trang Nhà > Tu Học > Kinh Văn

Kinh Song Tầm

Kinh này đức Phật nói tại tu viện Cấp Cô Độc, thành Xá Vệ (Sàvatthi). Kinh thuộc hai thể tài : vô vấn tự thuyết và thí dụ.

Song tầm hay song tưởng, tức hai tư tưởng : tư tưởng thiện và tư tưởng ác. Tư tưởng thiện thì không đưa đến sự hại mình, hại người hoặc hại cả hai; làm tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, có khả năng đưa đến Niết Bàn. Ngược lại, tư tưởng ác thì đưa đến hại mình, hại người hoặc hại cả hai; làm tiêu mòn trí tuệ, dự phần đắc lực vào việc phát triển phiền não, đưa đến đọa đày, sanh tử.

Xin hãy nghe đức Thế Tôn trình bày :
Khi Ta còn là Bồ Tát, chưa giác ngộ, chưa thành tựu toàn giác, Ta đã quán chiếu tu tập về nội tâm như thế này : Mỗi khi có dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng nào khởi lên, Ta liệt chúng chung vào một nhóm. Khi nào ly dục tưởng, vô sân tưởng, vô hại tưởng khởi lên, Ta liệt chúng vào nhóm thứ hai.

Khi nào nhóm thứ nhất khởi lên thì bằng sự nhiệt tâm, không phóng dật, tinh cần và tĩnh giác Ta biết rõ rằng các tưởng này đang khởi lên nơi ta và chúng có khả năng đưa đến hại mình, hại người và hại cả hai; dự phần vào phiền não, làm tiêu mòn trí tuệ, đưa đến sanh tử đọa lạc; ngay lúc đó chúng phải được trừ bỏ, xả ly và đoạn tận. Vì sao vậy ? Vì nếu không trừ diệt chúng ngay thì tâm ta sẽ có khuynh hướng hướng về các tư tưởng bất thiện đó.

Khi nào nhóm thứ hai khởi lên, cùng một thể như vậy, Ta nhiệt tâm, tinh cần, không phóng dật, tĩnh giác biết rõ rằng các tư tưởngnày đang sống dậy trong ta. Chúng khôntg làm hại ta, không hại người khác, cũng không hại cả đôi bên; có khả năng làm tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, đưa đến an lạc Niết Bàn, ta định tĩnh duy trì và phát triển chúng. Vì sao vậy ? Vì, thứ nhất là để tâm được vượt khỏi các chướng ngại; thứ hai là,(1 người tu tập) nếu để tâm suy tư và quán sát nhiều về ly dục, vô sân, vô hại tưởng thì tâm sẽ có khuynh hướng hướng về toàn thiện, toàn giác.

Tuy nhiên, khi tư duy và quán sát như vậy cũng không nên dụng tâm một cách hái quá để có thể đưa đến mệt mỏi cả thân lẫn tâm. Thân mệt thì tâm bị chướng, tâm bị chướng thì khó đạt được sự định tĩnh. Điều cần thiết nhất của một người tu tập là biết việc gì cần phải làm và việc gì phải từ bỏ.

Đức Phật bảo, nếu một người phát tâm dũng mãnh, tinh tấn, tích cực, chánh niệm...thì các cảnh giới Sơ thiền (còn quán sát tư duy), Nhị thiền (không còn quán sát tư duy[xả], còn ý niệm về không quán sát không tư duy [trú] trú xả), Tam thiền (không còn ý niệm quán sát tư duy, còn cảm thọ), Tứ thiền (diệt các cảm thọ : xả niệm thanh tịnh) không phải là chuyện khó đạt.

Sau cùng, đức Phật dùng một thí dụ để kết thúc bài kinh :
Trong khu rừng có một đoàn nai lớn sống bên cạnh một hồ nước rất sâu. Có một người đến với ác tâm muốn tiêu diệt đoàn nai nên đã chận những con đường an toàn và mở ra những con đường bất an, nguy hiểm. Tại những con đường hiểm nạn này lại được đặt bẩy bằng những con mồi hoặc cái, hoặc đực. Như vậy, một thời gian không lâu, đoàn nai sẽ bị tiêu diệt dần. Trong khi đó, một người khác đến với thiện tâm, nên đã đóng những con đường hiểm nạn và khai thông những con đường yên ổn, bình an và dẹp đi những bẩy mồi..., không bao lâu đoàn nai ấy sẽ được tăng trưởng dần.

Đức Phật giải thích từng chi tiết của thí dụ :
Hồ nước sâu, dụ cho các dục vọng;
Đoàn nai, dụ cho các loài hữu tình;
Người ác tâm, dụ cho ác ma;
Con đường nguy hiểm, dụ cho tám đường tà;
Con mồi đực, dụ cho tham lam hỷ lạc;
Con mồi cái, dụ cho vô minh.
Người thiện tâm, dụ cho đức Phật;
Đóng con đường nguy hiểm, dụ cho dẹp các tà đạo, trừ các tham dục, diệt tận vô minh;
Mở con đường an ổn, dụ cho bát chánh đạo,đưa đến trí tuệ, đạt được Niết Bàn.

“Này các thầy, hãy tìm một chỗ thanh vắng, hoặc dưới gốc cây, hoặc nơi vắng người để thiền định, chớ có buông lung phóng dật sau này ăn năn không kịp. Đó là lời giáo huấn của Ta !”

Xin tham khảo :
Việt tạng : Trung bộ kinh I, Kinh song tầm, tr. 261
Hán tạng : ĐCI, Niệm kinh, tr. 589/trên
Anh tạng : Middle length sayings I, Discourse on the Twofold Thought, tr.148
Pàli tạng : Majjhima Nikàya I, Dvedhàvitakka Sutta, kinh 19