Mẫu đơn thờ linh cốt

Công Đức Dựng Tôn Tương QÂ







 

Các pháp thoại của Sư Ông trên kênh youtube

Các video pháp thoại hang tuan của Sư Ông

Trang Nhà > Tu Học > Kinh Văn

Kinh Sợ Hãi và Khiếp Đảm

Kinh này đức Phật nói tại tu viện Cấp Cô Độc, Xá Vệ (Sàvatthi). Kinh thuộc loại nhân duyên thuyết.
           
            Kinh được nói nhân một cuộc viếng thăm và vấn đạo của một vị Bà la môn tên Jànussona. Mở đầu, Bà la môn Jànussona hỏi đức Phật : Có phải tất cả những người vì lòng tin tưởng, họ xuất gia, từ bỏ gia đình đến sống với giáo đoàn của Ngài, xem Ngài là vị lãnh đạo, đều được Ngài chăm sóc, khích lệ và sách tấn trong việc tu tập không ?  Đức Phật xác nhận là đúng như vậy.

            Câu hỏi thứ hai, Bà la môn Jànussona nêu lên sự khó khăn của một vị ẩn tu tại những nơi hoang vu xa vắng; trong khi tu tập có những sự sợ hãi và khiếp đảm nổi lên thì phải làn sao chế ngự để tiếp tục tu tập ? Sau đây là lời giải thích của đức Phật :

            Trước hết Ngài xác nhận lúc chưa chứng Vô thượng Chánh giác, Ngài cũng gặp những khó khăn như vậy. Nhưng thường thì những sự sợ hãi và khiếp đảm ấy khởi lên và chi phối toàn diện những ai Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp  không thanh tịnh; hoặc những người bị chi phối mãnh liệt bởi năm triền cái (tham dục,sân hận, hôn trầm, trạo cử, nghi hoặc); hay những người tự khen mình chê người, những người ham muốn danh lợi, những người lười biếng, thất niệm, tán loạn, si ám.....

            Phương cách đối trị của đức Phật lúc đang tu tập là :
Trong bất cứ hành vi cử chỉ nào của Ngài mà sự sợ hãi khiếp đảm ấy đến, trong tư thế của hành vi và cử chỉ ấy, Ngài diệt trừ sự sợ hãi và khiếp đảm. Ví dụ, trong lúc Ngài đang thiền hành mà có một sự sợ hãi và khiếp đảm nào đến, thì Ngài không chạy đi, không ngồi hay nằm xuống, mà tiếp tục giữ chánh niệm thiền hành để diệt trừ sự sợ hãi và khiếp đảm ấy. Cùng một thể như vậy với các tư thế đang đứng, đang ngồi hay đang nằm.

            Sau khi hàng phục và tận diệt mọi sợ hãi và khiếp đảm, tâm được an định dễ dàng hướng đến các túc mạng trí, sanh tử trí, lậu tận trí. Thấy biết một cách rõ ràng sự khổ não, nguồn gốc của khổ não, sự tận diệt khổ não, và con đường đưa đến sự tận diệt khổ não.

Xin tham khảo :
* Việt tạng : Trung Bộ Kinh I, Kinh sợ hãi và khiếp đảm, tr.41
* Hán tạng : Tăng nhất A hàm, CĐ 2, Tăng thượng phẩm, tr.665/giữa
* Anh tạng : Middle length sayings I, Discourse on Fear and Dread, tr.21
* Pàli tạng : Majjhima Nikàya, Bhayabherava sutta, 4