Mẫu đơn thờ linh cốt

Công Đức Dựng Tôn Tương QÂ







 

Các pháp thoại của Sư Ông trên kênh youtube

Các video pháp thoại hang tuan của Sư Ông

Trang Nhà > Tu Học > Kinh Văn

Kinh Đoạn Giảm

             Kinh được đức Phật nói tại tu viện Cấp Cô Độc, Xá Vệ (Sàvatthi). Kinh thuộc loại nhân duyên thuyết. Tên kinh là “Đoạn Giảm”. Đoạn giảm có nghĩa là làm giảm thiểu rồi đi đến đoạn trừ. Giảm thiểu và đoạn trừ cái gì ?  - Ngã chấp và Pháp chấp.

            Mở đầu bài kinh, ngài Đại Châu Na (Mahàcunda) bạch đức Phật : Khi có những loại sở kiến thuộc về tự ngã (ngã chấp) hay thuộc về thế giới tự ngã (pháp chấp) khởi lên, một vị Tỳ Kheo có chánh niệm ngay từ đầu , có thể đoạn trừ, xả ly những sở kiến ấy không ?

            Đức Phật vừa trả lời vừa giải thích một cách cặn kẻ cho ngài Châu Na như sau :

            Khi có những sở kiến như vậy khởi lên, thì vị Tỳ Kheo cần phải như thật quán sát với chánh trí tuệ rằng “cái này không phải của tôi, tôi không phải cái này, cái này không phải tự ngã của tôi”. Có chánh quán như vậy thời có sự đoạn trừ, có sự xả ly những sở kiến trên.

            Sau cùng đức Phật giảng rõ hơn nữa là, cho dù một vị nào đó đã thành tựu được tứ thiền và có thể nghĩ rằng “ta đã thực sự sống với hạnh đoạn giảm” đi chăng nữa, thì những quả chứng ấy thực sự cũng chỉ mới  có thể được gọi là “hiện tại lạc trú” mà thôi. Hay cao hơn nữa, những vị đãthành tựu được tứ không định, có thể nghĩ là họ đã sống với hạnh đoạn giạm, nhưng kỳ thật sự thành tựu của tứ không định cũng chỉ có thể được gọi là Tịch Tịnh trú mà thôi, chứ chưa thực sự là đoạn giảm. Vậy tu hạnh “đoạn giảm” là như thế nào ?

            - Phải biết phát tâm, biết đối trị, biết hướng thượng, và phải được giải thoát hoàn toàn.

            Phát tâm như thế nào ?
- Đối với những người hành thập ác nghiệp, thì ta phải dũng mãnh phát tâm hành thập thiện nghiệp. Đối với những người hành bát tà đạo, thì ta phải dũng mãnh phát tâm hành trì bát chánh đạo...

            Đối trị như thế nào ?
- Người sát sanh thì lấy pháp phóng sanh đối trị;
- Người sân hận thì lấy pháp từ bi đối trị ;
- Người tham dục thì lấy phá bố thí đối trị ....

            Hướng thượng là thế nào ?
- Tất cả các ác, bất thiện pháp đều là pháp hướng hạ; người thực hành thiện pháp là người đang hướng thượng.

            Giải thoát là thế nào ?
- Người đã nhiếp phục, đã huấn luyện, đã vượt ra ngoài sự chi phối toàn diện của các ác, bất thiện pháp. Không những thế mà còn đem kinh nghiệm nhiếp phục và huấn luyện của mình hướng dẫn người khác cũng được giải thoát khỏi sự chi phối của phiền não như mình.
Đức Phật dùng một ví dụ gợi hình rất hay : Ví như một người bị rơi vào trong bùn lầy không thể nào ra khỏi được mà mong đi cứu một người khác cũng trong bùn lầy, thì chuyện này hoàn toàn không thể xảy ra . Vậy muốn cứu người, mình phải tự ra khỏi bùn lầy trước đã. Bùn lầy đây chính là phiền não và các ác, bất thiện pháp.

Xin tham khảo :
* Việt tạng : Trung bộ kinh I, Kinh đoạn giảm, tr. 97
* Hán tạng : Trung A Hàm, CĐ 1, Chu Na Vấn Kiến Kinh, tr. 573/giữa
* Anh tạng : Middle length sayings I, Discourse on Expunging, 51
* Pàli tạng : Majjhima Nikàya, Sallekha Sutta, 8