Mẫu đơn Cầu Nguyện Bình An

Mẫu đơn thờ linh cốt

Công Đức Dựng Tôn Tương QÂ

Phát tâm cúng dường đèn công viên TV Kim Sơn







 

Các pháp thoại của Sư Ông trên kênh youtube

Các video pháp thoại hang tuan của Sư Ông

Trang Nhà > Tu Học > Kinh Văn

Kinh Nhất Thiết Lậu Hoặc

Kinh này đức Phật nói tại tu viện Cấp Cô Độc, thành Xá Vệ (Sàvatthi).  Kinh thuộc loại vô vấn tự thuyết; nghĩa là đức Phật tự nói để hướng dẫn việc tu tập cho đại chúng chứ không ai thưa hỏi hoặc nhân duyên nào khác.  Tên kinh nếu nói đủ là:  Phòng Hộ Nhất Thiết Lậu Hoặc.  Vì bản kinh đức Phật chỉ cho đại chúng 7 phương phát để ngăn ngừa, thanh tịnh hóa thân tâm hầu không bị chi phối bởi phiền não và dục vọng.  Để nhấn mạnh tầm quan trọng của bản kinh, đức Phật bảo:  Ta chỉ giảng phương pháp này cho người biết, người thấy, chứ không phải cho người không biết, không thấy.

Thế nào là người biết, người thấy?  Thế nào là người không biết, không thấy?  Người có Chánh Tư Niệm được gọi là người biết, người thấy.  Người không Chánh Tư Niệm được gọi là người không biết, không thấy.  Người có Chánh Tư Niệm là người có khả năng làm cho những phiền não, những lậu hoặc chưa sanh thì không sanh khởi; những phiền não lậu hoặc đã sanh được diệt trừ.  Ngược lại, người không Chánh Tự Niệm là người không những không ngăn chận, không diệt trừ được phiền não lậu hoặc đã sanh, mà còn làm cho những phiền não lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi và tăng trưởng.  Kế tiếp đức Phật chỉ bày phương pháp làm cho phiền não lậu hoặc được đoạn trừ:

1- Tri Kiến:  Tri kiến nghĩa là thấy biết một cách rõ ràng những pháp nào giúp đưa ta đến an lạc, hạnh phúp thì phát triển; những pháp nào đưa ta đến đọa đày, bất an thì trừ diệt.  Nhờ tri kiến một cách minh bạch như vậy mà các phiền não lậu hoặc được đoạn trừ.

2- Phòng Hộ:  Phòng nghĩa là đề phòng và bảo hộ.  Đề phòng và bảo hộ các phiền não chưa sanh, không sanh khởi, các phiền não đã sanh được tiêu diệt.  Ở đây là sự đề phòng và bảo hộ sáu căn đối với sáu trần.  Mắt thấy sắc, Tai nghe tiếng, Mũi ngửi mùi, Lưỡi niếm vị, Thân xúc chạm, Ý suy nghĩ mà không bị các đối tượng đó làm say đắm, mê loạn, trói buộc...

3- Thọ Dụng:  Thọ dụng là nhờ một phương tiện từ bên ngoài giúp đỡ.  Có những loại phiền não mà phải nhờ vào sự thọ dụng chúng mới được đoạn trừ.  Ví dụ:  Phiền não khởi lên do nóng, lạnh, ruồi, muỗi... gây ra, nhờ sự thọ dụng y phục sẽ được ngăn chận.  Đói khát nhờ sự thọ dụng vật thực để được đoạn trừ v.v...  Tóm lại là thọ dụng bốn món cần dùng; ẩm thực, y phục, trú xứ, thuốc men để giúp ngăn chận những phiền não thuộc về thân.

4- Kham Nhẫn:  Kham nhẫn có nghĩa là chịu đựng.  Có những phiền não phải nhờ sự kham nhẫn mới được đoạn trừ.  Ví dụ:  Kham nhẫn sự duyên tạc, vu khống, mạ lỵ, hủy báng...

5- Né Tránh:  Né tráng là không đối diện, lánh đi một chỗ khác.  Có những phiền não nhờ sự tránh né rồi sẽ được đoạn trừ.  Ví dụ:  Tránh những nơi có thú giữ, tránh các chỗ hiểm nạn, chiến tranh (tránh xem những phim ảnh đồi trụy, tránh đọc những sách báo kích thích dục vọng...)

6- Trừ Diệt:  Trừ diệt nghĩa là dập tắt ngay tại chỗ.  Có những loại phiền não cần phải đối đầu và diệt trừ ngay.  Ví dụ:  Dục niệm khởi lên không cho tồn tại; tham, sân, si khởi lên phải lập tức dập tắt; tất cả các ác pháp phải trừ bỏ ngay.

7- Tu Tập:  Tu tập là liên tục duy trì chánh niệm.  Giới hạn trong bài kinh này, đức Phật dạy tu tập Thất Giác Chi (Niệm, Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định và Xả).  Xả tức là hành xả.  Hành xả là một chi rất quan trọng.  Làm mọi Phật sự, học mọi pháp môn mà không bi Phật sự nào, pháp môn nào làm vướng bận hết.
Toàn kinh này chỉ có vậy.  Đọc hết bản kinh chúng ta thấy ngay là đức Phật dạy phương pháp thực hành để được an lạc, không nhằm hướng dẫn triết lý để biện bác.  Muốn được rõ thêm, xin tham khảo:
* Việt tạng:  Trong Bộ Kinh I, Kinh Tất Cả Lậu Hoặc, tr.19
* Hán tạng:  ĐC I, Lậu Tận Kinh, tr. 431/dưới
* Anh tạng:  Middle Length Sayings I, Discourse on All the Cankers, tr.8
* Pàli tạng:  Majjhima Nikàya, Sabbàvasa Sutta, kinh số 2